Giới thiệu về hệ thống cấp thoát nước
Hệ thống cấp thoát nước là một hạng mục trong những phần để hoàn thiện nên công trình. Hệ thống cấp thoát nước được chia làm 2 phần đó là hệ thông cấp nước và hệ thống thoát nước. Hai hệ thống này nhằm cung cấp nước cho người sử dụng về chủng loại, khối lượng và chất lượng sau đó thu gom, vận chuyển và xử lý nước thải ra môi trường.
Ngoài ra hệ thống cấp thoát nước còn có tác dụng loại bỏ các chất ô nhiểm trong nước để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu 2 hệ thống này để thiết kế cho mình hệ thống cấp thoát nước tối ưu nhất.
1 Hệ thống cấp nước
Đầu tiên ta đi vào hệ thống cấp nước của công trình. Đây là hệ thống cung cấp nước cho công trình như: các công trình dân cư, nhà máy, chung cư và một số công trình khác. Hệ thống cấp nước được chia làm 2 loại: hệ thống cấp nước trực tiếp, hệ thống cấp nước gián tiếp và hệ thống cấp nước tái sử dụng. ( dành cho nhà dân dụng )
Hệ thống cấp nước trực tiếp: nước sạch được cung cấp trực tiếp từ đường ống nước công cộng đến các hộ gia định thấp tầng bằng áp suất thủy lực bên trong đường ống chính.
Hệ thống cấp nước gián tiếp: sử dụng máy bơm để lấy nước từ bể chứa của các tòa nhà để cung cấp cho các hộ gia đình thông qua mạng lưới đường ống phụ. ( dành cho các tòa nhà )
Hệ thống bơm nước thải: là hệ thống vận chuyển nước thải để đưa ra xử lý
=>=>=> Xem Thêm: Cách Tính Diện Tích Xây Dựng Theo M2 Chuẩn Nhất Năm 2022
1.1 Các thiết bị của hệ thống cấp nước
máy bơm nước, đường ống đứng, bể chứa, thiết bị phao tự ngắt và các đường ống phụ.
1.2 Kích thước đường ống cấp nước
Đường kính ống cấp nước từ nguồn chính tối thiểu là 20 mm.
Những ống nước nhánh, ống cấp nước đến các thiết bị tối thiểu 13 mm.
1.3 Nguyên tắc thiết kế hệ thống cấp nước
Đường ống đến các thiết bị dùng nước phải ngắn nhất.
Thuận lợi cho việc vận hành và sửa chữa. Phải bố trí các van khóa tổng, van khóa từng khu vực và van khóa cho từng phòng vệ sinh. Vị trí các van khóa nên đặt ở những chỗ thuận tiện cho việc đóng mở van sau này.
Nên có bể nước ngầm và két nước mái để sử dụng an toàn trong trường hợp bị mất nước.
Với nhà có 1 tầng hoặc tầng áp mái do áp lực tĩnh từ két nước xuống thiết bị nhỏ. Vì thế nên lắp đặt thêm máy bơm tăng áp để nước chảy mạnh hơn và tắm được bằng vòi hoa sen.
2. Hệ thống thoát nước
Hệ thống thoát nước là hệ thống loại bỏ nước thải sinh hoạt của con người, nước thải sản xuất và nước dư thừa.
Nếu những loại nước thải này xả ra môi trường sẽ gây ô nhiễm và nảy sinh các truyền nhiễm, bệnh hiểm nghèo cho con người.
Các loại nước thải ra khỏi khu dân cư và sản xuất, đồng thời làm sạch, khử trùng tới mức độ cần thiết trước khi xả vào nguồn nước.
Hiện nay các loại nước thải ngày càng đa dạng, để tiện lợi cho việc phân tích người ta chia ra thành 3 loại nước thải để tiện xử lý.
2.1 Nước thải sinh hoạt
là nước thải từ việc sinh hoạt của con người như: chậu rửa, buồng tắm, nhà xí và các nguồn nước thải khác.
Nước thải từ việc sản xuất: đây là lượng nước thải khá lớn của các xường sản xuất, nhà máy khi sản xuất và sử dụng.
Nước thải thành phố, nước thải sinh hoạt và sản xuất được dẫn chung thì được gọi là nước thải đô thị
2.2 Kích thước tiêu chuẩn của ống thoát nước trong hệ thống
Đối với ống thoát bồn vệ sinh thì đường kính là Φ > 78 mm.
Các ống cho bồn tắm, máy giặt, máy rửa bát, bồn rửa mặt kích thước là Φ > 38 mm.
Các ống thoát chính, kích thước là Φ > 102 mm.
Đối với ống ngang nên chọn đường kính Φ > 78 mm.
2.3 Những lưu ý giúp hệ thống thoát nước tốt hơn
Phải nối các đường ống nước thải sao cho phù hợp nhất, chẳng hạn như nước thải từ bồn rửa không được xả ra theo đường ống nước mưa.
– Phải đảm bảo đầu thoát nước thải không bị rác chặn hoặc phải có lưới để ngăn rác khỏi tắc đường ống.
– Tất cả các đường ống nước thải bao gồm đường ống chôn dưới đất, ống dẫn chất thải, ống thông gió và ống cống ngầm cần phải kiểm tra định kỳ.
Còn các đường ống trên, nếu phát hiện rò rỉ, tắc nghẽn hoặc hư hỏng, cần tiến hành gọi các công ty điện lạnh uy tín đến sửa chữa ngay.
– Để ngăn chặn khí thải và côn trùng trong đường ống xâm nhập vào khu dân cư, các thiết bị vệ sinh bao gồm bồn rửa tay, chậu rửa, bồn tắm và vòi sen, nhà vệ sinh và nắp thoát nước ở sàn phải được gắn với ống xi phông
Nếu như không sử dụng thường xuyên, thì mỗi tuần nên đổ khoảng nửa lít nước vào đầu ống nước thải. Sau đó, mỗi hộ gia đình đổ một muỗng cà phê chất tẩy trắng pha loãng theo tỷ lệ 1:99 vào đầu ống nước thải.
– Không nên để các vật cản như đồ đạc hay cây cảnh ở khu vực này. Có thể ngăn chặn khí thải do rò rỉ từ các hố ga bằng cách sử dụng loại nắp cống hai lớp, hoặc sửa chữa ở các cạnh của lỗ cống hoặc các vết nứt ở các miệng cống.
– Trách nhiệm sửa chữa và bảo trì hệ thống thoát nước được xác định dựa trên hư hỏng của đường ống công cộng hoặc đường ống của từng căn hộ
3 Thiết kế hệ thống cấp thoát nước
Bước 1: Thiết lập sơ đồ nguyên lý cấp thoát nước
Để có thể đi đường ống nước trong nhà hiệu quả, bạn phải thiết lập sơ đồ bố trí hệ thống nước trong nhà chính xác. Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước trong nhà sẽ giúp bạn biết được nguyên lý hoạt động của hệ thống cấp, thoát nước trong nhà. Từ đây, bạn có thể xác định được vị trí các đường ống cấp nước, thoát nước, máy bơm,…
Sơ đồ hệ thống cấp thoát nước các tầng
Bước 2: Thiết kế mặt bằng cấp thoát nước
Trong quá trình thiết kế hệ thống cấp thoát nước, bạn nên tìm cách bố trí sao cho các hộp gen chứa, các đường ống cấp thoát nước thải, các đường ống nước nóng và lạnh phải tiết kiệm được diện tích không gian nhà và hợp lý.
Tiếp theo đó, những thiết bị như đồng hồ nước, máy bơm, bể tự hoại,… cần phải cân nhắc vị trí đặt để dễ dàng sửa chữa khi hư hỏng.
Bản vẽ mặt mằng hệ thống cấp thoát nước
Bước 3: Triển khai chi tiết lắp đặt đường ống nước
Nên xác định rõ các chi tiết cần lắp đặt như bể tự hoại; cách lắp đặt đường ống nước trong nhà kể cả nguồn thải và nguồn cấp,… để người đi đường ống nắm được cái nhìn chính xác và rõ nhất khi lắp đặt.
Sơ đồ lắp đường ống cấp thoát nước nhà dân dụng
Bước 4: Lắp đặt đường ống nước theo quy trình
Cuối cùng, bạn tiến hành triển khai lắp đặt đường ống nước trong nhà theo bản thiết kế trên. Thường thì quá trình lắp đặt sẽ được tiến hành sau khi thi công phần thô của ngôi nhà.
Làm như vậy sẽ giúp người thợ dễ dàng thi công cũng như không phải đục khoét tường, đảm bảo tính thẩm mỹ của ngôi nhà của bạn sau khi hoàn thiện.
4 Một Số Lối Cần Lưu Ý Khi Lắp Đặt
Đặt đường ống thải có độ dốc sai: Độ dốc lý tưởng của một ống cấp thoát nước khoảng 300mm, chiều dài là 6.5mm (2%). Khi bạn lắp đặt đúng độ dốc này thì nó cho phép các nước thải và chất rắn được quét sạch. Nếu ống quá dốc (>4%) sẽ gây tắc đường ống.
Không thông khí cho bẫy nước: Bẫy nước có chức năng ngăn cản các khí độc, hôi thối lọt vào nhà. Nếu không được thông khí đúng cách sẽ dẫn đến nước trong bẫy bị hút hết, khiến bẫy bị khô không còn tác dụng khi dùng.
Để ống thông khí nằm ngang: Thông thường, có hai loại thông khí cho bẫy nước là ướt và khô. Thông khí ướt dùng các ống thoát nước quá khổ làm ống thông khí. Thông khí khô dùng ống riêng chỉ có 1 chức năng cung cấp khí cho hệ thống. Nếu cả hai bị lấp kín thì hệ thống thông khí này không còn tác dụng.
Cửa thăm bố trí không hợp lý: Cửa thăm có tác dụng thông và làm sạch cống nên phải được bố trí nhiều nơi, nếu không sẽ gây tắc nghẽn đường nước. Những nơi cần bố trí là đường ống chính thoát ra ngoài, đoạn ống chính gặp ống ngang, nơi đường ống chính chuyển hướng,….
Không để đủ khoảng trống thông khí: Cần phải duy trì khoảng trống giữa các vòi nước và lỗ xả sàn, nó giúp nước thải không bị hút ngược lại với nguồn nước cung cấp.
Hy vọng thông qua bài viết ccacs bạn đã trang bị cho bản thân khá đầy đủ thông tin về hệ thống cấp thoát nước như định nghĩa, các thiết bị, thông số kỹ thuật, cách thiết kế hệ thống cấp thoát nước và những lưu ý khi sử dụng.
Công ty cổ phần kiến trúc Nhà Mới
Đia chỉ: Số 39 lô A32 khu đô thị Geleximco, Lê Trọng Tấn, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội
Hotline: 0886 92 0886
Email: xaydungnhamoi.vn@gmail.com
Website: https://pandaviet.com.vn/
Chúng tôi luôn sẵn sàng làm việc 24/7 để tư vấn và hỗ trợ khi bạn cần.